云水禅心 - 风中采莲
Mây Nước Lòng Thiền - Phong Trung Thái Liên

空山鸟语兮,人与白云栖。
Kōng shān niǎo yǔ xī, rén yǔ bái yún qī.
Núi vắng chim véo von ca, người và mây trắng ngỡ giấc mộng chiêm bao

潺潺清泉濯我心,潭深鱼儿戏。
Chán chán qīng quán zhuó wǒ xīn, tán shēn yú ér xì.
Dòng suối mát trong gột rửa sạch tâm hồn ta, bầy cá nô đùa dưới ao đầm bát ngát hương

风吹山林兮,月照花影移。
Fēng chuī shān lín xī, yuè zhào huā yǐng yí.
Gió thổi ngang qua núi rừng thẳm, trăng sáng chiếu bóng hoa lay động

红尘如梦聚又离,多情多悲戚(背弃)。
Hóng chén rú mèng jù yòu lí, duō qíng duō bēi qī 
Hồng trần như mộng hợp rồi lại tan, đa tình lắm bao đau thương.

望一片幽冥兮,我与月相惜,
Ngắm bầu không tăm tối kia, ta và trăng ngỡ ngàng bao nuối tiếc 

抚一曲遥相寄,难诉相思意。
Tấu lên một khúc đàn tặng trăng, khó tỏ hết  bao nỗi lòng nhung nhớ

风吹山林兮,月照花影移。
Fēng chuī shān lín xī, yuè zhào huā yǐng yí.
Gió thổi ngang qua núi rừng thẳm, trăng sáng chiếu bóng hoa lay động

红尘如梦聚又离,多情多悲戚(背弃)。
Hóng chén rú mèng jù yòu lí, duō qíng duō bēi qī 
Hồng trần như mộng hợp rồi lại tan, đa tình lắm bao đau thương.

我心如烟云,当空舞长袖,
Wǒ xīn rú yān yún, dāng kōng wǔ cháng xiù,
Lòng ta như mây khói, múa lượn thướt tha giữa trời

人在千里,魂梦常相依,红颜空自许。
rén zài qiān lǐ, hún mèng cháng xiāng yī, hóng yán kōng zì xǔ.
Người xa ngàn dặm, bóng hình vấn vương, phận hồng nhan lỡ làng

南柯一梦难醒,空老山林,
Nán kē yī mèng nán xǐng, kōng lǎo shān lín,
Mộng Nam Kha khó tỉnh, núi hoang giữa rừng thẳm.

听那清泉叮咚叮咚似无意,映我长夜清寂。
Tīng nà qīng quán dīng dōng dīng dōng sì wú yì, yìng wǒ cháng yè qīng jì.
Nghe tiếng suối réo rắt như vô tình, soi thấu tỏ mình ta lặng lẽ giữa đêm thâu



填词:王晋(司马青龙)Đặt lời: Vương Phổ (Tư Mã Thanh Long)
越语:禅茶一味 Dịch bởi: Thiền Trà Nhất Vị




北宋时期,有一古曲,名曰【云水禅心】。虽与现代版本不一,但各尽其妙,伯仲之间。

潺潺清泉濯我心 人与白云栖
石景山间,有一位少女,名禅心。悟性颇高,慧质天生。
不久,来了一个远游的道士,道号“云水真人”。说是借宿在禅心家,但一住就是一年余,却毫无还意。
日里则与禅心切磋琴艺, 夜则观赏星辰。
久而久之,就有人说起闲话。
被逼无奈,云水真人与禅心辞行。禅心远送十六里,也终须一别。禅心折柳相赠,云水奏曲辞别。
曲中除了灵台空明,无牵无挂的思想之外,更有的是两情相悦,不忍相别的丝丝情意。
此曲名曰:云水禅心。
传说后日禅心郁郁而终,英年早逝。病危之际,在七弦琴上,拨出了此曲的第一个音符。



Chuyện kể rằng, vào thời Bắc Tống, ở nơi miền sơn cước xa xôi có một thiếu nữ rất xinh đẹp và tài hoa. Một ngày kia, có vị đạo sĩ phương xa vân du qua đó, chàng ghé chân vào ngôi nhà nhỏ của người thiếu nữ xin được tá túc vài ngày. Vị đạo sĩ và người thiếu nữ dường như có tâm linh giao cảm, nên vừa gặp đã thấy thân quen. Ngày ngày họ trau dồi cầm nghệ, từ tri âm mà trở thành tri kỷ. Lâu dần, trong vùng có tiếng xầm xì to nhỏ, lời lời gièm pha, người người đàm tiếu, khiến chàng không còn cách nào khác đành phải từ biệt để tiếp tục lên đường vân du. Nàng đưa tiễn hơn mười dặm dương liễu, còn chàng thì gảy một khúc nhạc cáo từ.
Khúc nhạc ấy chính là “Vân thủy thiền tâm”.

Tiếng đàn vang lên, khi thì mênh mang như nước chảy, lúc lại phiêu đãng như mây trôi, thay người ra đi bày tỏ tấm lòng sáng trong vời vợi. Trên nền nhạc du dương thánh thót, người đạo sĩ cất lên tiếng hát:
"......."
Một bản tình ca trên nền nhạc thiền, mới nghe nói đến liền cảm thấy thật mâu thuẫn, nhưng kỳ thực lại ẩn chứa đạo lý bên trong.

Bản nhạc ấy có hai cảnh giới: Bản nhạc không lời là cảnh giới của Đạo (thiền tâm), còn ca khúc lại thuộc về cảnh giới của Trần (cái tình nơi nhân thế).

Trước hết hãy nói về bản nhạc không lời. Nếu chỉ lắng nghe tiếng đàn, sẽ thấy thân tâm đều hòa tan vào một thứ, gọi là “ mây nước lòng thiền”.

Thủy là gì? Chính là nước, được Lão Tử ví với Đạo: “Đại Đạo tự thủy”. Trong thiên hạ không có gì mềm mại như nước, nước yếu mềm, không mạnh mẽ, nhưng lại có thể làm đá phải mòn. Nước biết hạ mình ở chỗ thấp, vì không tranh không giành nên cũng không thất bại. Giống như biển, vì chịu ở nơi thấp nên mới có thể làm vua trăm sông. “Thượng thiện nhược thủy”, bởi vì nước vô tư, hiền hòa, làm lợi cho vạn vật, nên Lão Tử cho rằng nước rất gần với Đạo.

Vân là gì? Vân là mây, nhưng chẳng phải mây cũng chính là nước đó sao? Nhưng lại là nước sau khi đã thăng hoa. Thấp nhất là nước, nhưng cao nhất lại là mây. Nếu như khi ở nơi thấp nước biết thuận theo Đất, thì khi ở trên cao kia mây lại thuận theo Trời. Mây dung ung nhàn tản, vô tư quên ngày tháng, cứ thế an nhàn phiêu đãng, quả là một cảnh giới siêu phàm thoát tục.

Mây và nước cũng giống như cách hành xử của một bậc chân nhân đắc Đạo: Ở nơi thấp thì đại thiện đại nhẫn, bao dung vạn vật; ở trên cao thì thanh tĩnh vô vi, tiêu dao tự tại.

Post A Comment:

0 comments so far,add yours